Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Câu Chuyện Tesla Xây Nhà Máy Ở Đức

 

Thiết kế nhà máy Giga Berlin
Thiết kế nhà máy Giga Berlin
Tác giả: Shannon Fu
Nếu bạn muốn biết lý do tại sao Elon Musk có mối quan hệ rất đậm sâu với Trung Quốc, tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện. Tên của câu chuyện này là "Ôi trời ơi, quá khó để Tesla xây nhà máy ở Đức".
Câu chuyện bắt đầu vào năm 2017 khi mẫu xe Tesla 3 được sản xuất thương mại thành công, chấm dứt kỷ nguyên đốt tiền điên rồ mà không kiếm được một đồng lời của Tesla. Tuy nhiên hai năm sau đó, áp lực sản xuất lớn bắt đầu đè nặng lên tập đoàn. Nếu sản lượng sản xuất không tăng lên thì lợi nhuận sẽ không tăng được.
Ngoài ra cũng cần biết rằng do chi phí nghiên cứu và phát triển trước đây quá lớn nên Tesla lúc đó phải gánh một khoản nợ khổng lồ và nó tăng theo từng ngày. Nếu mức lợi nhuận không đủ để chi trả lãi vay thì Tesla cứ mãi mãi thua lỗ.
Tesla đang vào thế khó. Một mặt thì họ đang thiếu nguyên vật liệu đầu vào, mặt khác thì họ lại đang thiếu vốn nghiêm trọng để mua nguyên vật liệu và đang bên bờ vực khủng hoảng nợ. Bằng mọi giá họ phải tăng sản lượng sản xuất lên, khi đó toàn bộ vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng mà lúc đó dường như không có khách nào để tăng sản lượng sản xuất được.
Elon Musk viết trên Twitter rằng khi đó họ chỉ còn cách bờ vực phá sản khoảng 1 tháng
Elon Musk viết trên Twitter rằng khi đó họ chỉ còn cách bờ vực phá sản khoảng 1 tháng
Thế rồi kỳ quan của nhân loại đã xuất hiện.
Năm 2018, Musk đến Trung Quốc với hi vọng có thể tận dụng được khả năng xây dựng thần tốc ở đó để xây một siêu nhà máy khổng lồ giúp họ mở rộng năng lực sản xuất. Chỉ trong vòng ba tháng, Musk đã đạt được một thỏa thuận với chính quyền Thượng Hải.
Theo đó thì Thượng Hải sẽ cho Tesla sử dụng một khu đất khổng lồ với giá thuê chỉ bằng 10% giá thị trường để xây nhà máy, và đồng thời cho Tesla vay một gói tín dụng trị giá 18.5 tỷ yuan (khoảng 2.85 tỷ USD), đáp ứng cơn khát vốn của công ty, đi kèm với mức lãi suất rất ưu đãi chỉ ở mức 3.9%/năm.
Cả hai điều khoản này tương đương với việc gửi tiền miễn phí cho Tesla, nhưng Thượng Hải thì không mất tiền gì cả. Bởi vì Elon đã hứa trong thỏa thuận rằng bắt đầu từ năm 2023, siêu nhà máy Thượng Hải của Tesla sẽ bắt đầu đóng thuế cho chính phủ Trung Quốc ở mức không dưới 2.23 tỷ yuan mỗi năm, nếu không thì Tesla sẽ phải trả lại đất.
Sau khi ký xong thỏa thuận, Musk được khai sáng về tốc độ xây dựng của Trung Quốc.
Vào tháng 10 năm 2018, thỏa thuận được chính thức ký kết.
Vào tháng 12 năm 2018, việc giải phóng mặt bằng được hoàn tất và các đơn vị xây dựng bắt đầu tiến vào khu đất.
Vào tháng 1 năm 2019, việc xây dựng Siêu nhà máy Tesla Thượng Hải được bắt đầu.
Vào tháng 11 năm 2019, Siêu nhà máy Tesla Thượng Hải được hoàn thiện và các trang thiết bị đã được lắp đặt xong.
Một tháng sau khi nhận bàn giao, dây chuyền nhà máy chính thức được khởi động và toàn bộ nhà máy hoạt động một cách điên cuồng.
Từ cái ngày thỏa thuận được ký kết cho đến khi nhà máy được hoàn thành, cả quá trình chỉ kéo dài một năm, trong đó giai đoạn xây dựng chỉ mất 10 tháng, ngắn hơn rất nhiều so với ước tính 2 năm trong kế hoạch ban đầu của Elon.
Đây thực sự là phép màu.
Từ ngày chiếc xe Tesla đầu tiên lăn bán rời khỏi nhà máy, lợi nhuận của Tesla đã vượt qua mức lãi vay và Tesla không còn gặp áp lực khủng hoảng nợ nữa.
Để ăn mừng sự kiện lịch sử này, Musk thậm chí còn nhảy múa vui vẻ trước đám đông.
Nhà máy ở Trung Quốc là nhà máy đầu tiên mà Tesla xây ở nước ngoài và nó giúp Musk giải quyết được vấn đề rất lớn. Sau khi một người đã được hưởng quả ngọt thì hành động đầu tiên của người đó hiển nhiên là muốn tái lập lại thành công đó.
Do đó Musk quyết định xây nhà máy thứ hai ở nước ngoài. Lần này thì ông chọn nước Đức, trái tim của ngành công nghiệp xe hơi của châu Âu. Tại đó ông đã bị vả vào mặt không trượt phát nào.
Vào tháng 11 năm 2019, tháng mà nhà máy Tesla Thượng Hải được hoàn thành, Musk tuyên bố rằng ông sẽ xây siêu nhà máy thứ hai ở Đức. Địa điểm được chọn ở là Grunheide ở Brandenburg, đông Đức, chỉ cách Berlin 24 dặm.
img_0
Lãnh đạo ở Brandenburg nhiệt liệt chào đón sự hiện diện của Tesla bởi nhà máy sẽ mang đến một khoản thuế khổng lồ và tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Nó cũng sẽ mang đến hàng nghìn việc làm khác trong dây chuyền sản xuất xe hơi.
Vì lợi ích thu về nhiều như vậy nên họ bán cho Tesla một lô đất rộng đến 300 ha. Trung Quốc xây Siêu nhà máy Tesla chỉ trong 10 tháng ư? Người đứng đầu Sở Kinh Tế của Brandenburg, ông Jörg Steinbach tuyên bố:
"Đội Tesla ở đây quyết tâm vượt mặt đội xây dựng ở Trung Quốc và xây nhanh hơn vài tuần".
Mọi thứ dường như đang có khởi đầu thuận lợi. Do đó Musk không hề lường trước được rằng đây chỉ là khởi đầu cho một cơn ác mộng.
Khu đất được chọn để xây nhà máy của Tesla là khu đất bình thường, nó không phải là khu đất hoang và người ta đã trồng rừng làm kinh tế trên đó. Sau khi được bàn giao khu đất, việc giải phóng mặt bằng bắt đầu được tiến hành với việc chặt cây. Và rắc rối nảy sinh từ đó.
Các nhà hoạt động môi trường bắt đầu đi biểu tình và kiện Tesla ra tòa, họ nói rằng những cái cây này không thể bị chặt được. Dù đây là rừng nhân tạo thì đây cũng là rừng, làm sao mà cứ thế mà để Tesla chặt. Việc này sẽ tạo ra các vấn đề nghiêm trọng cho hệ sinh thái trong khu vực.
Sau nhiều lần thương lượng, Tesla đã hứa rằng họ sẽ trồng lại ở khu khác gấp ba lần số cây bị chặt, và cuối cùng cũng giải quyết xong vấn đề. Như vậy có thể tiếp tục tiến hành giải tỏa mặt bằng chứ?
Tất nhiên là không.
Các nhà hoạt động môi trường phát hiện rằng Siêu nhà máy Tesla sẽ tiêu tốn khoảng 3.6 triệu khối nước hằng năm cho các hoạt động sản xuất, chiếm tới khoảng 30% nguồn cung nước của khu vực. Do đó các nhà hoạt động môi trường nói rằng nhà máy của Tesla sử dụng quá nhiều nguồn nước của địa phương và tổ chức biểu tình vào ngày 18 tháng 1 năm 2020.
img_1
img_2
Có vẻ như đúng là nhà máy Tesla tiêu tốn quá nhiều nước ở địa phương, nhưng cần lưu ý rằng dân số người dân trong khu vực bị ảnh hưởng chỉ là 8,700 người, mà riêng nhà máy Tesla đã cần đến 12,000 công nhân để hoạt động.
Do đó tiêu thụ 30% nguồn nước ở địa phương dường như không phải là mức quá lớn. Mà đó là chưa nói đến việc đây là nước để sản xuất, không phải là nước sinh hoạt. Mặc khác 8,700 người kia muốn dùng đến 70% nguồn cung nước, cá nhân tôi thấy mức đó là khá nhiều với họ.
Và cái thứ không hợp lý nữa là vấn đề về nguồn nước này nhanh chóng được nắm bắt bởi các đảng phái địa phương, những người coi đây là cơ hội để được chú ý và có thêm phiếu. Họ không quan tâm cái nhà máy Tesla này chết hay không.
Christian Rechholz, chủ tịch đảng Xanh Eco-Democratic Party, đã có một bài phát biểu trên nhiều kênh truyền thông, tuyên bố rằng ông rất thất vọng với quyết định của Bộ Kinh Tế và Khoa học:
"Điều này xác nhận mối lo lớn nhất của chúng tôi. Từ giờ sẽ ngày càng có nhiều mảng đất xanh bị nhồi nhét bê tông mà không cần giấy phép. Tesla đang cố gắng kiếm lời còn người đóng thuế ở châu Âu phải trả giá cho điều đó. Những tấm chắn bảo vệ nước, con người và môi trường đang biến mất từ từ giống như nền pháp trị vậy! Làm sao mà Peter Altmaier (Bộ trưởng Bộ Kinh tế lúc bấy giờ) có thể mặc kệ mối lo của công dân Brandenburg về vấn đề nước uống và sự bảo tồn thiên nhiên và để cho cái công ty gia đình từ Mỹ này có cơ hội "bắt đầu xây dựng tạm thời" bất chấp các rủi ro cho người địa phương? Chúng ta nên nhớ rằng cái nhà máy xe điện của họ vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng. Với sự hiện diện của nhà máy pin lớn nhất thế giới, Brandon Fort và Berlin cuối cùng sẽ trở thành một vùng đất khô cằn. Một người không thể cứ hi sinh đánh đổi nước uống của người dân để có được lợi nhuận. Cái sự điên rồ khủng khiếp này đang đe dọa đến đời sống của chúng ta và thiên nhiên hoang dã."
Nói ngắn gọn là một vài người dân thường ở Đức, những người còn chưa tốt nghiệp trung học đã nghĩ rằng người đứng đầu đảng German Ecological Democratic Party là một người tốt, là một người thực tâm lo lắng đến tương lai của nước Đức, và do đó cần mọi người bầu chọn để đại diện cho họ.
Kết quả là sau đó những tiếng nói chống lại Tesla ngày càng lớn hơn. Giờ Tesla phải làm sao đây? Sau nhiều lần thương thuyết, Tesla đã phải đồng ý giảm mức tiêu thụ nước của nhà máy. Vậy Tesla có thể bắt đầu xây dựng được chưa?
Tất nhiên là chưa rồi.
Các nhà hoạt động môi trường nói rằng khu rừng mà Tesla định đốn hạ là nơi sinh sống của dơi, và vào tháng 1 năm 2020 thì bầy dơi đang ngủ đông. Việc ngủ đông này không được phép bị gián đoạn, không thì chúng sẽ chết hàng loạt. Sau khi thức giấc từ giấc ngủ đông, lũ dơi sẽ vào mùa sinh sản, chúng sẽ giao phối và đẻ ra một bầy con, và quá trình này cũng không được phép gián đoạn. Công ty cần phải đợi cho đến khi lũ dơi con trưởng thành, khi đó dù rừng có bị đốn hạ thì chúng cũng có thể bay đi nơi khác sống.
Tesla không tìm ra được giải pháp nào để đàm phán quanh việc này, và bất kỳ hành động nào của họ đều sẽ bị xem như là một sự tàn ác của kẻ máu lạnh. Do đó Tesla phải khẩn trương thuê một đơn vị chuyên về môi trường để đi khảo sát khu rừng. Báo cáo khảo sát cho thấy trong toàn bộ khu rừng chỉ có duy nhất 2 con dơi sinh sống.
img_3
Do đó Tesla kết luận rằng việc đốn rừng xây nhà máy sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng lớn nào. Vào ngày 13 tháng 2 năm 2020, khi lãnh đạo Tesla thấy rằng họ đã làm đủ những thủ tục cần thiết, họ bắt đầu cho tiến hành chặt cây và chuẩn bị xây nhà máy.
Thế rồi các nhà hoạt động môi trường phát hiện trong danh sách các sinh vật liệt kê trong báo cáo có cả sói, thằn lằn, và thậm chí là cả kiến nữa. Tất cả bọn chúng đều cần được bảo vệ. Đúng rồi, Tesla phải xúc cái tổ kiến và đưa chúng đến nơi an toàn.
Nói ngắn gọn thì các nhà hoạt động môi trường không bao giờ có ý định cho phép Tesla san bằng khu rừng đó và sau nhiều lần thương thuyết qua lại giữa các bên, cuối cùng thì tập đoàn xe điện cũng được phép đốn hạ một phần nhỏ của rừng, phần còn lại thì đợi bàn bạc tiếp.
Vào tháng 4 năm 2020, cuối cùng thì người ta cũng đốn hạ xong một phần rừng.
Như vậy đội xây dựng của Tesla ở Đức, với mục tiêu ban đầu là vượt qua tốc độ xây dựng của đội Tesla Trung Quốc, đã phải mất 5 tháng chỉ để có được một phần nhỏ mặt bằng cần thiết để xây nhà máy. Người anh em ơi, các anh có thể xây nhà máy được chưa? Tất nhiên là chưa rồi, bởi vì Tesla cần phải được cấp giấy phép xây dựng.
Đội xây dựng của Tesla kỳ vọng mất 7 tháng để có giấy phép xây dựng và họ cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu đó. Thế rồi họ phải đợi. Lý do mà họ phải đợi rất lâu là vì việc xây dựng nhà máy Tesla được xem là thành tích cho một số lãnh đạo trong chính phủ, nhưng lại có tiềm năng mang đến rất nhiều vấn đề cho lãnh đạo khác. Và không ai muốn gặp rắc rối vì Tesla cả.
Ví dụ như Sở Nông nghiệp Brandenburg yêu cầu Tesla phải sử dụng một loại vật liệu xây dựng đặc biệt để bảo vệ nguồn nước ngầm. Liên quan đến vấn đề nước ngầm, đội Tesla phải mất một tháng rưỡi để có giấy phép cần thiết.
Rồi sau đó phòng ban bảo vệ môi trường của Đức nhận định việc khoan nhồi móng sẽ tạo ra rung chấn ảnh hưởng đến tuyến đường sắt ở gần đó. Do đó họ yêu cầu Tesla phải gửi cho họ kế hoạch xây dựng chi tiết để họ đánh giá. Thế là công ty phải mất thêm một tháng để có được giấy phép cần thiết xung quanh vấn đề này. Bên cạnh đó các sở ban ngành khác của Đức cũng đưa ra rất nhiều yêu cầu và giấy phép khác nhau và Tesla phải cố gắng hết sức để đạt đủ các tiêu chuẩn đó.
Đến tháng 11 năm 2020, trải qua hơn 7 tháng quần nhau với các sở ban ngành của Đức, Tesla vẫn chưa được cấp phép xây dựng và bị buộc phải dời ngày khởi công nhà máy lại.
Vào tháng 12 năm 2020, trong khi vẫn chưa có được giấy phép xây dựng thì Tesla lại gặp rắc rối khác. Các nhà hoạt động môi trường phát hiện ra một con rắn đang ngủ đông trong khu rừng. Ôi vãi nồi, còn lý do nào hợp lý hơn thế....!? Làm sao mà con người được phép động vào giấc ngủ của chúa tể hắc ám để xây nhà máy cơ chứ? Tất cả phải đợi cho đến khi giấc ngủ đông này qua đi.
img_4
Vào tháng đó, tổ chức bảo vệ môi trường đạt được lệnh cấm xây dựng từ tòa án. Thế là giấc mơ xây nhà máy của Tesla một lần nữa lại chỉ là mơ ước, cho dù đến lúc đó nó vẫn chỉ đang trên giấy.
img_5
Vào ngày 21 tháng 2 năm 2021, chúa tể hắc ám cuối cùng cũng tỉnh giấc. Lãnh đạo đội xây dựng của Tesla khi đó mừng phát khóc và đã ra lệnh tiếp tục chặt cây càng nhanh càng tốt.
Thế nhưng...
Vào tháng 4 năm 2021, Cục Quản lý môi trường nước ở Đức phát hiện ra một số đường ống nước mà Tesla lắp đặt mà chưa có giấy phép và yêu cầu Tesla dừng việc xây dựng để kiểm tra.
Vào tháng 5 năm 2021, đơn vị thanh tra của Đức phát hiện giấy phép cho dây chuyền sản xuất pin 4860 trong nhà máy bị thiếu một giấy phép con đính kèm và yêu cầu Tesla phải nộp hồ sơ để được cấp giấy đó.
Vào tháng 6 năm 2021, tổ chức bảo vệ môi trường tổ chức biểu tình vì họ nghi rằng Tesla không kiểm soát được chất lượng khí thải từ nhà máy, phát sinh từ các hoạt động xây dựng. Sở môi trường đã yêu cầu Tesla phải dừng ngay các hoạt động thi công và yêu cầu giải thích cho điều này.
Vào tháng 7 năm 2021, một ai đó phát hiện các vỏ lon đựng hóa chất ở công trường ở Tesla. Các hóa chất này không nằm trong danh mục hóa chất mà Tesla ghi trong hồ sơ và chưa được cấp phép bởi chính phủ. Do đó một lần nữa việc thi công lại phải dừng lại và Tesla phải giải trình cho việc này.
Lý do chính khiến cho việc yêu cầu Tesla phải dừng thi công rất dễ dàng là vì cho đến giờ Tesla vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng, và họ cũng chưa có đủ giấy phép yêu cầu từ đủ sở ban ngành khác nhau. Đội xây dựng Tesla ở Đức chỉ mới có giấy phép xây dựng tạm thời cho một số hoạt động thi công cơ bản. Do đó bất kỳ phòng ban nào ở Đức cũng có quyền bắt việc thi công nhà máy phải dừng lại.
Vào tháng 7 năm nay, Musk đã phải dời thời hạn hoàn thành công trình do có quá nhiều rắc rối. Chỉ riêng việc nộp hồ sơ giấy tờ để có được giấy phép đảm bảo an toàn môi trường, người ta đã phải làm bộ tài liệu dày hơn 11,000 trang.
img_6
Và do đó mà nhà máy Tesla ở Đức đang bị trễ tiến độ nghiêm trọng. Từ ngày họ được giao đất là tháng 11 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021, tổng cộng đã 20 tháng trôi qua. Họ vẫn chưa đạt được gì nhiều và thậm chí đến giờ Tesla vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng chính thức từ chính phủ Đức.
Công ty đã phải xây lén một số công trình và ít nhất là đã xong phần mái, nhưng mà bên trong nhà máy thì trống rỗng.
Thật là quá khó để Tesla xây nhà máy ở Đức mà.